Xin giấy phép xây dựng là một quy trình quan trọng và bắt buộc trong việc thực hiện các dự án xây dựng. Điều này đảm bảo rằng chúng ta tuân thủ đúng quy định pháp luật và đảm bảo an toàn, chất lượng công trình.
Hãy cũng Công ty Facco tìm hiểu về thủ tục này và những điều cần biết để triển khai dự án một cách hợp pháp và hiệu quả
1. Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý quan trọng trong xây dựng. Chứng nhận rằng công trình được thực hiện đúng quy định và đạt các yêu cầu cần thiết. Giấy phép cung cấp thông tin về chủ đầu tư, công trình, quyền hạn và yêu cầu. Đảm bảo tuân thủ giấy phép là điều quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn trong quá trình xây dựng
2. Quy trình các bước cấp phép xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép xây dựng
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng
Bước 3: Xem xét và kiểm tra thẩm định của cơ quan chức năng
Bước 4: Cấp giấy phép xây dựng
Bước 5: Thực hiện công trình
Bước 1: Chuẩn bị hồsơ
– Bản vẽ thiết kế: Bản vẽ cụ thể của công trình bao gồm các thông số kỹ thuật, mặt bằng và hệ thống xây dựng;
– Bản dự toán chi phí: Đây là bản tính toán chi phí xây dựng dựa trên bản vẽ thiết kế và các yếu tố khác như vật liệu, nhân công, thiết bị và các chi phí khác;
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất: Chủ đầu tư cần có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, thuê hoặc sử dụng đất cho công trình xây dựng;
– Giấy phép quy hoạch: Đối với các dự án xây dựng phức tạp, cần có giấy phép quy hoạch từ cơ quan quản lý địa phương;
– Các giấy tờ khác: Có thể bao gồm giấy phép môi trường, giấy phép khai thác nước, giấy phép quảng cáo, và các giấy tờ khác liên quan.
Theo quy định phân cấp công trình, phân loại công trình sẽ có từng loại giấy phép xây dựng khác nhau Căn cứ khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi2020) vì vậy Mỗi một loại giấy phép sẽ yêu cầu các hồ sơ phù hợp với quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Căn cứ Điều 103 luật xây dựng 2014 và căn cứ khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được quy định rõ như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã,trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do mình quản lý,trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 103 luật xây dựng 2014
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng làcơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng do mình cấp.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ đầu tư tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan quản lý xây dựng địa phương. Thông thường, đây là Sở xây dựng hoặc phòng quản lý xây dựng tại địa phương. Hồ sơ sẽ được tiếp nhận và ghi nhận ngày nộp.
Bước 3: Xem xét và kiểmtra
– Tính hợp lệ của giấy tờ và hồ sơ nộp;
– Tính khả thi của bản vẽ thiết kế và dự toán chi phí;
– Sự tuân thủ các quy định về quy hoạch đô thị và môi trường; PCCC…vv;
– Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn xây dựng.
Bước 4: Cấp giấy phép
– Thông tin về chủ đầu tư và công trình xây dựng;
– Diện tích, quy mô và loại hình công trình;
– Phạm vi công việc được phép thực hiện;
– Thời gian và điều kiện thực hiện công trình.
Bước 5: Thực hiện công trình
Sau khi được nhận giấy phép xây dựng, chủ đầu tư có quyền tiến hành thực hiện công trình xây dựng theo quy định và điều kiện được ghi trong giấy phép. Trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư cần tuân thủ các quy định về kỹ thuật, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan
Ngoài ra có một số công trình thuộc diện miễn giấy phép xây dựng theo quy định.
Để được tìm hiểu rõ hoặc nếu bạn còn đang phân vân hoặc chưa rõ về quy trình cấp phép xây dựng hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ
Hotline: 0946554755