1. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì?
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.
(Điều 52 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020)
2. Khi nào cần lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
– Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ trường hợp sau:
+ Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:
Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
+ Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân theo quy định Luật Xây dựng 2014 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.
Những dự án khác trong trường hợp cần phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
(Điều 52 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020)
3. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
- Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:
+ Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô,loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
+ Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
+ Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
+ Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
+ Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
– Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:
+ Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;
+ Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;
+ Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
Bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng,phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;
+ Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro,chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;
+ Các nội dung khác có liên quan
(Điều 54 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020)
4. Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xâydựng
Quy trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ trình thẩm định
Hồ sơ trình thẩm định gồm:
– Tờ trình của chủ đầu tư;
– Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinhtế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
– Các tài liệu, văn bản có liên quan.
(Khoản 4 Điều 56 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020)Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả
Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Điều 14 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm:
– Xem xét, gửi văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định đến người đề nghị thẩm định (nếu cần, việc yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu một lần trong quá trình thẩm định).
Trường hợp cần lấy ý kiến phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan chuyên môn về xây dựng yêu cầu người trình thẩm định bổ sung hồ sơ đối với những nội dung lấy ý kiến;
– Trả lại hồ sơ thẩm định trong trường hợp quy định tại khoản 2Điều 14 Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
– Gửi văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy để thực hiện lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở trong trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu.
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng từ chối tiếp nhận hồ sơ trình thẩm định trong các trường hợp:
+ Trình thẩm định không đúng với thẩm quyền của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc người đề nghị thẩm định không đúng thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
+ Không thuộc đối tượng phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;
+ Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về tính pháp lý hoặc không hợp lệ theo quy định tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
+ Đối với hồ sơ nhận qua đường bưu điện thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cơ quan chuyên môn về xây dựng phải có văn bản gửi người đề nghị thẩm định nêu rõ lý do từ chối thực hiện thẩm định.
Bước 3: Bổ sung hồ sơ (nếu có)
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng, nếu người đề nghị thẩm định không thực hiện việc bổ sung hồ sơ thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định, người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
Cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm tổ chức thẩm định theo cơ chế một cửa liên thông bảo đảm đúng nội dung theo quy định tại khoản 2Điều 58 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020;
Bảo đảm thời gian theo quy định tại khoản Điều 59 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020.
– Trong quá trình thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng có quyền tạm dừng thẩm định (không quá 01 lần) và thông báo kịp thời đến người đề nghị thẩm định các lỗi, sai sót về thông tin, số liệu trong nội dung hồ sơ dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định.
Trường hợp các lỗi, sai sót nêu trên không thể khắc phục được trong thời hạn 20 ngày thì cơ quan chuyên môn về xây dựng dừng việc thẩm định,người đề nghị thẩm định trình thẩm định lại khi có yêu cầu.
– Kết quả thẩm định phải có đánh giá, kết luận về mức đáp ứng yêu cầu đối với từng nội dung thẩm định quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020);
Các yêu cầu đối với người đề nghị thẩm định, người quyết định đầu tư, cơ quan có thẩm quyền đối với dự án PPP.
Kết quả thẩm định được đồng thời gửi cơ quan quản lý xây dựng ở địa phương để biết và quản lý.
Mẫu văn bản thông báo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Lưu ý:
Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, cơ quan chuyên môn về xây dựng được yêu cầu người đề nghị thẩm định lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra các nội dung cần thiết phục vụ thẩm định,cụ thể như sau:
– Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo hình thức chỉ định thầu và theo quy trình chỉ định thầu rút gọn được quy định tại pháp luật về đấu thầu;
– Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng;
– Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Để được tìm hiểu rõ hoặc nếu bạn còn đang phân vân hoặc chưa rõ hay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ Hotline: 0916554755
Leave A Comment